Các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm hiện nay đều rất đề cao việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho mặt hàng mỹ phẩm nhằm đảm bảo chất lượng cũng như thương hiệu của sản phẩm. Vậy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho mỹ phẩm được thực hiện như thế nào? Blue sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức về vấn đề trên như sau.

Mỹ phẩm là gì?
Theo Bộ Y tế (trong Thông tư 06 /2011/TT-BYT) thì : « Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
Sản phẩm mỹ phẩm gồm nước hoa, mỹ phẩm chăm sóc tóc, da…, theo phân loại của Bảng danh mực hàng hóa/dịch vụ Nixơ theo vần chữ (Nice lần thứ 11), sản phẩm mỹ phẩm thuộc nhóm 03.
Các sản phẩm mỹ phẩm thuộc nhóm 03 với mã sản phẩm là Mỹ phẩm (030065). Ngoài ra một số sản phẩm khác như: Chế phẩm mỹ phẩm giúp cho người thon thả (030177); Mỹ phẩm cho động vật (030063); Mỹ phẩm cho trẻ em (030249); Kem làm trắng da (030023); Tinh dầu (030100)…
Đối với công ty khi kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm khi xác định được mục đích và đưa ra được những chiến lược cho việc phát triển quảng bá sản phẩm nêu trên thì việc tiến hành đăng ký nhãn hiệu là vô cùng cần thiết. Theo đó, nếu có nhu cầu tùy thuộc vào chiến lược của từng công ty thì có thể đăng ký thêm nhóm dịch vụ cho nhãn hiệu của mình để thực hiện việc kinh doanh sản phẩm tối ưu nhất và được bảo hộ một cách toàn diện nhất. Như vậy Công ty nên tiến hành đăng ký thêm nhóm dịch vụ 35 cho nhãn hiệu muốn đăng ký.
Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm
Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần xác định cụ thể nhóm hàng hóa mang nhãn hiệu để xác đinh phạm vi bảo hộ. Theo bảng phân loại Ni xơ phiên bản 10 thì sản phẩm mỹ phẩm thuộc nhóm 03.
Tra cứu nhãn hiệu mỹ phẩm.
Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ không phải là thủ tục bắt buộc nhưng nó là thủ tục cần thiết để chủ sở hữu nhãn hiệu nắm bắt được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mà mình dự định đăng ký từ đó có sự điều chỉnh thích hợp.
Tra cứu nhãn hiệu có 2 hình thức, đó là:
Tra cứu sơ bộ: Ở bước này, Blue sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ miễn phí cho Qúy khách hàng trong vòng 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu.
Tra cứu không chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ: Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký.
Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị: 03 mẫu nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm
Quy trình đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm
- Thẩm định hình thức: 01-02 tháng
- Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng
- Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng
- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng
Như vậy, thông thường thời gian đăng ký thông thường của nhãn hiệu khoảng 13 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: Phí đăng ký nhãn hiệu được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong đơn nên một nhãn hiệu đăng ký nhiều nhóm hoặc nhiều sản phẩm trong một nhóm thì phí sẽ cao hơn.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Blue để được tư vấn miễn phí. Blue hân hạnh được phục vụ quý vị