Đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhưng là bắt buộc trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì hiện nay hầu như không có sản phẩm, dịch vụ nào là không mang trên mình ít nhất một nhãn hiệu, mặt khác đăng ký nhãn hiệu là một biện pháp để bảo vệ uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, lòng tin người tiêu dùng, cũng như không xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của người khác. Vậy quy trình đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như thế nào? Mời quý vị theo dõi bài viết sau của Blue

Khái niệm
Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác.Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có khả năng phân biệt hàng hoá,dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá,dịch vụ của chủ thể khác.
Dấu hiệu cấu thành lên nhãn hiệu: có thể cấu thành từ: tên thương mại của nhãn hiệu, hoặc các từ, số mà doanh nghiệp cho là ý nghĩa, đại diện cho sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN;
– 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
– Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí
Bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
Quá trình thực hiện đăng ký:
Trong trường hợp nộp đơn uỷ quyền qua đại diện sở hữu trí tuệ của Quý công ty tại Cục Sở hữu trí tuệ, công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:
– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Chuẩn bị Đơn đăng ký, ký đơn, nộp đơn
– Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;
– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn;
– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;
– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tác dụng của đăng ký nhãn hiệu
Thông qua việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt và an toàn, người tiêu dùng sẽ bắt đầu chú ý và ghi nhớ sản phẩm, dịch vụ đó mang nhãn hiệu gì, có xuất xứ từ đâu, do doanh nghiệp nào đưa ra thị trường…, trong đó nhãn hiệu là yếu tố làm cho người tiêu dùng dễ ghi nhớ nhất do có cấu tạo đơn giản hoặc/và thiết kế ấn tượng; chính vì vậy, đăng ký nhãn hiệu cũng chính là để bảo vệ uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm và lòng tin người tiêu dùng.
Ngoài ra, thông qua đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ biết được nhãn hiệu mình đang sử dụng có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác cũng được dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với mình hay không, cụ thể là căn cứ vào kết quả tra cứu và đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ nhãn hiệu hoặc kết quả thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ với đánh giá nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, doanh nghiệp sẽ không sử dụng nhãn hiệu này nữa (thay thế bằng một nhãn hiệu khác) và do vậy có thể tránh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đang được bảo hộ của người khác.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Blue để được tư vấn miễn phí.