Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính 2019

T3, 07 / 2019 3:31 chiều | hanhthanhhoa

Theo điểm m khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009), chương trình máy tính là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Vậy thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính được thực hiện như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết sau của Blue.

Hình minh họa

Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:

“Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.”

Như vậy, phần mềm máy tính tác giảviết được coi là chương trình máy tính theo pháp luật về sở hữu trí tuệ và có thể được bảo hộ quyền tác giả. Khi đó tác giả sẽ có các quyền cơ bản sau đây:

-Thứ nhất, quyền nhân thân:

Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về quyền nhân thân thuộc quyền tác giả như sau:

“Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên chotác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

-Thứ hai, quyền tài sản:

Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:

“1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:

“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.”

Như vậy, pháp luật bảo hộ quyền tác giả  ngay từ khi phần mềm máy tính được  viết ra, tác giả có thể không đi đăng ký với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, tác giả vẫn có thể tiến hành đăng ký để có cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tác giả cần chuẩn bị hồ sơ như dưới đây và nộp lên Cục Bản quyền tác giả:

+ 02 (hai) đĩa CD ghi Phần mềm (đĩa CD phải bọc bìa màu trắng để đóng dấu);

+ Hai bản in phần mềm đóng thành quyển;

+ Giấy uỷ quyền của tác giả / đồng tác giả (có xác nhận chữ ký của chính quyền nơi cư trú, cơ quan Công chứng hoặc cơ quan quản lý nhân sự – 1 bản);

+ Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả /các tác giả (kèm theo bản chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng- 1 bản);

+ Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại. fax của tác giả / các đồng tác giả.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính của Blue. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục
zalo-icon
phone-icon